Mọi sự liên hệ vui lòng gửi thư về

Quý vị liên hữu, đạo hữu có thắc mắc hoặc cần liên hệ, vui lòng gửi thư về
lamtuquan@yahoo.com hoac
  • www.facebook.com/phan.huunghia.102

6 thg 4, 2012

CÚNG TRAI ĐÀN KỲ SIÊU CỮU HUYỀN THẤT TỔ VÀ CHƯ LIÊN HỮU QUÁ VÃNG CỦA ĐẠO TRÀNG


Trong quý 1/2012 Ban hộ niệm của đạo tràng ngoài việc hộ niệm lâm chung thực hiện các nghi thức khai thị và niệm Phật đúng theo hướng dẫn của Ban hộ niệm toàn quốc bên cạnh đã thực hiện 2 lần cúng trai đàn kỳ siêu cho người thân của gia đình liên hữu đã quá vãng trong đó có Lễ thỉnh linh vị các vị liên hữu của đạo tràng đã liễu đạo như liên hữu Diệu Lợi Nguyễn Thị Hưởn, liên hữu Từ Giác Đặng Thị Thu Hồng, liên hữu Ngọc Bửu Trần Thị Trong, liên hữu Chơn Hồng Nguyễn Thị Liên để cúng cầu siêu hiệp kỵ.
          Lễ trai đàn kỳ siêu lần thứ nhất được tổ chức vào ngày 28 tháng 1 al Nhâm thìn tại ồng Trôm, lễ trai đàn kỳ siêu lần 2 được tổ chức vào ngày 28 tháng 2 al Nhâm thìn tại Châu Thành do 2 gia đình liên hữu Diệu Huệ Nguyễn Thị Thơ và Tịnh Trọng Trần Thị Xem phát tâm muốn cầu siêu cho cữu huyền thất tổ và ông bà cha mẹ đã quá vãng.
 
Trong khi HỘ NIỆM là phương pháp cứu độ ngay tức thời cho người lâm chung còn trong 8 tiếng thì trai đàn bạt độ tỏ ra hữu ích đối với những vong linh chết đã lâu thì không thể dùng cách hộ niệm được.
 
Có một số thắc mắc về ý nghĩa cúng trai đàn xin lược giải ý nghĩa như sau:
Trai đàn ( 齋 壇 ) nghĩa là Đàn chay. Trai, nghĩa là tổ chức cúng lễ hoàn toàn dùng đồ thực phẩm hoa quả, đèn nến chay tịnh. Đàn, là cách thiết lập hình thức lớn và tuân thủ một nguyên tắc nhất định. Ở đây Đàn tràng tuân thủ theo nguyên tắc bố trí Mạn Đà La của Mật tông.

Theo tinh thần Đại thừa Phật giáo không những độ sanh mà còn độ tử. Chúng sanh bị đọa vào địa ngục nếu không có phương pháp cứu tế thì bao giờ mới thoát khỏi mọi đau khổ, sẽ chìm đắm địa ngục mãi. Như kinh Địa Tạng dạy: “Người nam người nữ nào, lúc sanh tiền không tu tạo phước lành mà tạo nhiều tội lỗi, sau khi chết, hàng thân quyến vì người chết mà tu tạo phước lợi, làm tất cả việc Thánh Đạo, thì trong 7 phần, người chết hưởng 1 phần để siêu thoát, 6 phần còn lại, người sống hưởng” (phẩm thứ 7). Do vậy, độ sanh là trách nhiệm, độ tử là một hạnh nguyện của người con Phật, của tinh thần đại từ đại bi, đại nguyện của đạo Phật. Chính vì thế, ngài Địa Tạng là một vị Bồ tát đã phát nguyện: “Khi nào độ hết chúng sanh khổ đau nơi địa ngục, Ngài mới thành Phật”. Muốn cứu độ chúng sanh phải dùng phương tiện, giống như muốn có cơm ăn no khỏi đói, khỏi đau bụng thì phải dùng lửa, điện… hạt gạo mới chín thành cơm để ăn. Cũng thế, chư Phật, Bồ tát muốn cứu giúp chúng sanh còn sống hay đã chết, quý Ngài dùng nhiều phương tiện để “âm dương lưỡng lợi” người sống an lòng việc mình đã làm đối với người đã khuất, người chết nhờ công đức này thoát cảnh đau khổ. Cho nên, Trai đàn Bạt độ kỳ siêu chư hương linh, Chẩn tế cô hồn là một việc làm cần có đối với người con Phật. Tuy nhiên, việc lập đàn Bạt độ, chẩn tế phải đúng Pháp không nên bày vẽ những hình thức phí tiền của như đốt vàng bạc, làm hình nộm thế thân, tất cả những việc ấy không đúng tinh thần Phật dạy. Đúng Pháp ở đây cần nêu lên vài điều căn bản:
1. Vị chủ lễ chứng minh, thực hành lễ tế độ phải thanh tịnh chí tâm.
2. Lòng thành người lập đàn phải chí thành.
3. Thiết trí đàn phải trang nghiêm, khuôn viên lễ phải sạch sẽ, thanh tịnh.
Chính nhờ những điều căn bản trên, Trai đàn sẽ có kết quả, chư hương linh, cô hồn, ngạ quỷ nương nhờ công đức này mà được siêu thoát hướng tâm tu thiện, cải tà quy chánh, quy kính Tam Bảo.
Người con Phật làm được hạnh nguyện này là pháp bố thí rất lớn, tạo được thiện nghiệp, Bồ đề tâm mở rộng, Đạo nghiệp sáng trong, trí tuệ phát triển.
Trong vòng sanh tử, tử sanh bất tận của mỗi kiếp người không ai không có bà con quyến thuộc. Kiếp sống một chúng sanh nào đó, họ chưa có duyên lành gặp Phật Pháp, chưa rõ lẽ nhân quả, nghiệp báo, nên khi chết làm sao tránh khỏi sự đọa lạc nơi chốn đau khổ, cực hình, đói khát vô cùng, vất vưởng đó đây, hang cùng hẻm nọ. Chỉ có Đức Phật, chư Bồ Tát chứng ngộ mới thấy rõ nghiệp lành, dữ của chúng sanh mà dạy lại chúng ta. Chúng ta chưa chứng làm sao thấy sự đau khổ của họ! Vì vậy, với lòng thương vô hạn những kẻ chết nhiều nghiệp khác nhau, Đức Phật dạy chúng ta lập đàn Bạt độ, kỳ siêu, giúp người đã khuất mau thoát cảnh cực hình. Cho nên, những người làm con, làm cha mẹ, làm anh chị không thể làm ngơ trước cảnh người thân mình rên siết khổ đau nơi tăm tối.
Do vậy, truyền thống này được lưu mãi đến ngày hôm nay, đặc biệt mỗi tự viện, khi có những Phật sự lớn, như Cầu an, Khánh thành, Đại tiểu tường một Sư trưởng trong chùa tịch hay hàng Phật tử tại gia thiết lễ chung thất, đại tiểu tường người thân quá cố hoặc những công sở, công ty lập đàn Bạt độ cho chư hương linh trong khu vực.
Theo tinh thần dân gian, lập đàn Bạt độ chư hương linh, chư cô hồn được siêu thoát, họ sẽ đáp đền: làm ăn được hanh thông, phát đạt trong tinh thần “cứu vật vật trả ơn” hay “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”.
Và một điều nữa, về mặt tâm lý, hai người giận hờn, thù oán rồi sanh ra đâm chém lẫn nhau, đưa đến hậu quả chết oan. Bây giờ, người còn sống sợ hãi, lập đàn tế độ sẽ xóa được gánh nợ tinh thần luôn luôn bị ám ảnh suốt trong cuộc sống, nếu chưa lập đàn tế độ!
Lập đàn tế độ là một phương tiện độ sanh nặng về tinh thần chứ không phải là một hành động “cứu rỗi” hay “phán xét”. Lập Trai đàn tế độ thể hiện bản chất từ bi hỷ xả của đạo Phật. Do vậy, những vị chủ lễ hay chủ sự, người thực hiện Trai đàn này phải đủ ít nhất 3 sự việc như đã nêu trên thì Trai đàn Bạt độ sẽ đưa đến những nhiệm mầu ngoài khả năng suy lường của chúng ta.
Như vậy, Trai đàn Bạt độ Chẩn Tế không ưu tiên cho bộ phận nào, thành phần nào trong xã hội mà cho tất cả mọi giới, mọi tầng lớp nếu phát tâm đại bi (tâm rộng lớn, tâm thù thắng, dõng mãnh…).
Trai đàn được thiết lập, trước nhất người con đối với ông bà cha mẹ, và người thân quá cố, sau thương tưởng đến mọi sinh linh.
Chúng ta đã biết rằng “Công Cha như núi Thái Sơn - Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, công ơn cha mẹ thâm trọng đối với con, nên cha mẹ khuất bóng, những người con lập đàn siêu độ là việc làm đúng Pháp, vâng theo lời Phật dạy “Hai dòng sữa Mẹ nuôi thân lớn, - Đôi cánh tay mền chắn gió sương” (Kinh Vu Lan).
Cũng như trong bốn ân to, nặng, ân cha mẹ đứng đầu. Cho nên, lập trai đàn kỳ siêu bạt độ là Pháp cứu tế mà người Phật tử nên quan tâm.
Một số hình ảnh:
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vì những lý do khách quan nên bài đăng của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi xuất bản. Chúng tôi thành thật cáo lỗi vì sự bất tiện này. Kính mong quý vị hoan hỷ cho
Thay mặt Ban điều hành đạo tràng
Trưởng chúng
Cư sĩ Huệ Nhân