Chùa
do Hòa thượng Thích Thiện Hòa, từ chùa Ấn Quang, TP. Hồ Chí Minh đến
khai sơn vào năm 1958 với mục đích xây dựng nơi đây thành một đại tòng
lâm có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ Tăng Ni khắp nơi về
tu học, đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoằng pháp độ
sinh.
Cổng tam quan xây bằng đá vào năm 1974 đã được thay bằng cổng tam quan mới to lớn, được xây dựng năm 2007.
Trong
khu đất rộng lớn gần 100 hecta, bước vào cổng, bên trái có chùa Đại
Tòng Lâm được xây từ năm 1958 và trùng tu năm 1982. Chùa nhỏ, diện tích
112m2 (ngang 7m, dài 16m), trước có tượng đài Bồ tát Quan Âm. Điện Phật
tôn trí tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già trên tòa sen, trước có
tượng Đản sinh, hai bên đặt tượng Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng. Sát
bên trong cửa chính điện có thờ tượng Hộ Pháp và tượng Tiêu Diện. Phía
sau điện Phật là bàn thờ Tổ sư Đạt Ma. Sau chùa có tháp, tượng, bia
tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Thiện Hòa. Bên trái chùa là nhà giảng,
sau tượng đài có nhà tăng và nhà phương trượng.
Đối
diện với cổng là tháp Đa Bảo với kiểu kiến trúc ba tầng được xây dựng
năm 1983. Tầng trên thờ tượng đức Phật Thích Ca, Phật Đa Bảo ; hai vị Bồ
tát Văn Thù, Phổ Hiền và hai vị đệ tử của đức Phật là Ca Diếp, A Nan.
Tầng dưới thờ Bồ tát Di Lặc và bốn vị Hộ Pháp. Mặt trước tháp có cặp câu
đối bằng chữ Quốc ngữ :
Thích Ca từ phụ phân thân đến
Đa Bảo Như Lai hiện pháp mầu.
Thích Ca từ phụ phân thân đến
Đa Bảo Như Lai hiện pháp mầu.
Bên
phải tháp Đa Bảo là vườn Lâm Tì Ni và vườn Lộc Uyển để kỷ niệm nơi Thái
tử Tất Đạt Đa đản sinh và nơi đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo
chuyển pháp luân giáo hóa chúng sinh. Ở đây cũng có những câu đối bằng
chữ Quốc ngữ.
Tại vườn Lâm Tì Ni:
Vườn Lâm Bi Ni bảy bước xưng tôn cùng vũ trụ
Nước Ca Tỳ La chín rồng tắm Phật tại ta bà.
Nước Ca Tỳ La chín rồng tắm Phật tại ta bà.
Tại vườn Lộc Uyển :
Thế giới hoan ca mừng đại giác viên thành Phật quả
Diêm phù vui vẻ nay chúng sinh nhuần gội pháp mầu.
Diêm phù vui vẻ nay chúng sinh nhuần gội pháp mầu.
Bên trái tháp Đa Bảo có pho tượng đức Phật nhập Niết bàn nằm trên tòa sen. Tượng có mái che, trước có cổng vào.
Chùa còn có pho tượng có giá trị thẩm mỹ cao là tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên đứng trên đầu rồng, cao 17m.
Ngôi
chính điện Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự có 2 tầng, dài 91m, rộng 46m,
được Hòa thượng Thích Quảng Hiển tổ chức xây dựng vào năm 2002, theo
thiết kế của kiến trúc sư Lê Quang Mẫn.
Điện
Phật tầng lầu tôn thờ 9 pho tượng lớn bằng đá hoa cương gồm : bộ tượng
Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà và hai vị Bồ tát Quán Thế Âm, Đại Thế
Chí), bộ tượng Thích Ca Tam Tôn (đức Phật Thích Ca và hai vị Bồ tát Đại
Trí Văn Thù, Đai Hạnh Phổ Hiền), hai tượng Hộ Pháp và tượng Tổ sư Đạt
Ma. Các mặt vách chung quanh điện Phật tôn trí 10.000 tượng Phật nhỏ
(mỗi tượng ngang gối 0,25m, cao 0,30m) theo kinh Vạn Phật. Điện Phật
tầng trệt thờ đức Phật A Di Đà.
Ngôi chính điện đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục ngày 02-01-2006: Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm với ngôi chính điện lớn nhất Việt Nam và kỷ lục ngày 31-5-2007: Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm - ngôi chùa có tượng Phật nhiều nhất Việt Nam.
Trước
ngôi chính điện là đài Di Lặc. Pho tượng Bồ tát Di Lặc được tạc từ
nguyên khối đá hoa cương lấy từ vùng núi Cam Ranh (Khánh Hòa). Tượng
nặng 40 tấn, cao 5,1m, hoàn thành năm 2002. Pho tượng đã được Trung tâm
Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục ngày 31-5-2007: Tượng Bồ tát Di Lặc nguyên khối bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam.
Cạnh
đài Di Lặc, chùa mới xây dựng vườn tượng Cửu phẩm Cực Lạc gồm 48 pho
tượng đức Phật A Di Đà bằng đá hoa cương, trong đó có pho tượng đức Phật
A Di Đà cao 18m bằng bê tông xi-măng cốt thép. Công trình đã được xác
lập kỷ lục năm 2009: Vườn Cửu phẩm Cực Lạc tôn trí tượng Phật A Di Đà bằng đá hoa cương nhiều nhất Việt Nam .
Trong
khuôn viên chùa hiện nay có đặt Trường Phật học Đại Tòng Lâm được hoàn
thành vào năm 1995, dung chứa 1.000 người. Đại giới đàn Thiện Hòa thường
được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức với quy mô lớn,
nghiêm trang, trọng thể tại đây ba năm một lần.
Hằng
năm, chùa là nơi tổ chức khóa An cư kiết hạ cho chư Tăng trong tỉnh.
Năm 2004 - Phật lịch 2548, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã
tổ chức khóa An cư kiết hạ từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 10 tháng 7 âm
lịch cho Tăng chúng, Ni chúng về kết giới tu học tại chùa Đại Tòng Lâm
với số lượng 1.200 vị, đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ
lục ngày 30-11-2007: Chùa Đại Tòng Lâm với khóa An cư kiết hạ có số Tăng Ni tập trung nhiều nhất Việt Nam.
Nhân
Lễ vía đức Phật A Di Đà năm Canh Dần, vào sáng ngày 20-12-2010, chùa
Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm – Bà Rịa Vũng Tàu đã long trọng tổ chức Lễ
an vị tượng Tam Thánh Cực Lạc và đón nhận kỷ lục Phật giáo thứ 6 về bộ
tượng bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam. Tượng Tam Thánh Cực Lạc được
tạo tác trong năm 2009-2010 từ 1.000 tấn đá hoa cương gồm : tượng đức
Phật A Di Đà cao 15m, bệ 2,4m và 2 tượng Bồ tát Quán Thế Âm, Đại Thế
Chí, mỗi tượng cao 13,7m, bệ 2,4m. Trọng lượng 3 tượng là 580 tấn. Bộ
tượng đã được xác lập kỷ lục là tượng Tam Thánh Cực Lạc bằng đá hoa cương lớn nhất Việt
Nam .
Qua
nhiều năm tìm kiếm và xác lập kỷ lục Việt Nam, Trung tâm Sách Kỷ lục
Việt Nam đã xác lập 1000 kỷ lục quốc gia, trong đó có 250 kỷ lục Phật
giáo ở cả ba miền Bắc Trung Nam. Riêng chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm
đã giữ 6 kỷ lục và đã đề nghị một số kỷ lục mới. Đây là ngôi đại tự có
nhiều kỷ lục với những công trình quy mô to lớn, hiện đại.
Chùa thường xuyên tiếp đón đông đảo du khách, Phật tử trong nước và nước ngoài đến tham quan, chiêm bái.
Một số hình ảnh về chùa Đại Tòng Lâm
Vườn tượng Cửu phẩm Cực Lạc gồm 48 pho tượng đức Phật A Di Đà bằng đá hoa cương |
Tượng đức Phật A Di Đà cao 18m bằng bê tông xi-măng cốt thép. |
Cư sĩ Huệ Minh cùng đoàn Phật tử thành tâm chấp tay niệm Phật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Vì những lý do khách quan nên bài đăng của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi xuất bản. Chúng tôi thành thật cáo lỗi vì sự bất tiện này. Kính mong quý vị hoan hỷ cho
Thay mặt Ban điều hành đạo tràng
Trưởng chúng
Cư sĩ Huệ Nhân