GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
------ o0o ------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------- o0o ----------
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 9 năm 2012
|
CÁO PHÓ
- Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
- Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh
- Tổ đình Tường Vân, Thiền viện Vạn Hạnh
- Môn đồ pháp quyến vô cùng kính tiếc báo tin:
TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH MINH CHÂU
Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN; nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS; nguyên Trưởng ban Phật giáo Quốc tế TW, Viện Trưởng sáng lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng Phiên dịch Đại tạng Kinh Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh; nguyên Hiệu trưởng Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, cơ sở I – chùa Quán Sứ, Hà Nội; nguyên Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Giáo dục GHPGVNTN; nguyên Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh – Sài Gòn; nguyên Phó Chủ tịch Hội Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ABCP), Chủ tịch Trung tâm ABCP Việt Nam; Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, VIII, XI, X; Trú trì Tổ đình Tường Vân, Tp. Huế; Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương Đại đaoàn kết; Bằng tuyên dương Công đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Do niên cao lạp trưởng, Trưởng lão Hòa thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 09giờ00 ngày 01 tháng 9 năm 2012 (nhằm ngày 16 tháng 7 năm Nhâm Thìn), tại Thiền viện Vạn Hạnh, số 750 đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh.
Trụ thế: 95 năm Hạ lạp: 64 năm
Lễ nhập kim quan chính thức cử hành vào lúc 08giờ00 ngày 02 tháng 9 năm 2012 (ngày 17 tháng 7 năm Nhâm Thìn). Kim quan được tôn trí tại Thiền viện Vạn Hạnh, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh.
Lễ viếng bắt đầu vào lúc 09giờ00 ngày 02 tháng 9 năm 2012 đến hết ngày 08 tháng 9 năm 2012 (từ ngày 17 - 23/7 năm Nhâm Thìn).
Lễ truy điệu được cử hành lúc 08giờ00 ngày 09 tháng 9 năm 2012 (ngày 24 tháng 7 năm Nhâm Thìn) và sau đó cung tiễn kim quan Trưởng lão Hòa thượng nhập Bảo tháp tại Thiền viện Vạn Hạnh.
Nay Cáo Phó
TM. BAN THƯỜNG TRỰC HĐCM, HĐTS GHPGVN
MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN
ĐỆ NHẤT PHÓ PHÁP CHỦ HĐCM, CHỦ TỊCH HĐTS
(đã ấn ký)
Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH
|
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu viên tịch
Theo cáo phó của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, do niên cao lạp trưởng, Trưởng lão Hòa thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 9 giờ ngày 1/9/2012 (nhằm ngày 16 tháng 7 năm Nhâm Thìn), tại Thiền viện Vạn Hạnh, số 750 đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh; Trụ thế: 95 năm; Hạ lạp: 64 năm.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Nguyên Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; nguyên Viện trưởng sáng lập Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam- Chủ tịch Hội đồng phiên dịch Đại Tạng kinh Việt Nam; Nguyên Hiệu trưởng Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, cơ sở I, chùa Quán Sứ, Hà Nội (nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội); Nguyên Hiệu trưởng Trường cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh); nguyên Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh; nguyên Phó Chủ tịch Hội Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ABCP), Chủ tịch Trung tâm ABCP Việt Nam; Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, VIII, IX và X; Trụ trì Tổ đình Tường Vân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế; Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu đã được nhận Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương Đại đoàn kết; Bằng tuyên dương Công đức của GHPGVN và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Lễ nhập kim quan chính thức cử hành vào lúc 8 giờ ngày 2/9/2012 (ngày 17 tháng 7 năm Nhâm Thìn). Kim quan được tôn trí tại Thiền viện Vạn Hạnh, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
Lễ viếng bắt đầu vào lúc 9 giờ ngày 2/9/2012 đến hết ngày 8/9/2012 (từ ngày 17-23/7 năm Nhâm Thìn).
Lễ truy điệu được cử hành lúc 8 giờ ngày 9/9/2012 (ngày 24 tháng 7 năm Nhâm Thìn), sau đó cung tiễn kim quan Trưởng lão Hòa thượng nhập Bảo tháp tại Thiền viện Vạn Hạnh.
Ngày 8/9/2012 phái đòan Phật tử đạo tràng Pháp Hoa chúng Kiều đàm Di 2 Thành phố Bến Tre do cư sĩ Pháp Đạo làm trưởng đoàn đã đến viếng và thọ tang Cố đại lão Hòa Thượng Thích Minh Châu tại Thiền Viện Vạn Hạnh.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Nguyên Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; nguyên Viện trưởng sáng lập Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam- Chủ tịch Hội đồng phiên dịch Đại Tạng kinh Việt Nam; Nguyên Hiệu trưởng Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, cơ sở I, chùa Quán Sứ, Hà Nội (nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội); Nguyên Hiệu trưởng Trường cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh); nguyên Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh; nguyên Phó Chủ tịch Hội Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ABCP), Chủ tịch Trung tâm ABCP Việt Nam; Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, VIII, IX và X; Trụ trì Tổ đình Tường Vân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế; Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu đã được nhận Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương Đại đoàn kết; Bằng tuyên dương Công đức của GHPGVN và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Lễ nhập kim quan chính thức cử hành vào lúc 8 giờ ngày 2/9/2012 (ngày 17 tháng 7 năm Nhâm Thìn). Kim quan được tôn trí tại Thiền viện Vạn Hạnh, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
Lễ viếng bắt đầu vào lúc 9 giờ ngày 2/9/2012 đến hết ngày 8/9/2012 (từ ngày 17-23/7 năm Nhâm Thìn).
Lễ truy điệu được cử hành lúc 8 giờ ngày 9/9/2012 (ngày 24 tháng 7 năm Nhâm Thìn), sau đó cung tiễn kim quan Trưởng lão Hòa thượng nhập Bảo tháp tại Thiền viện Vạn Hạnh.
Ngày 8/9/2012 phái đòan Phật tử đạo tràng Pháp Hoa chúng Kiều đàm Di 2 Thành phố Bến Tre do cư sĩ Pháp Đạo làm trưởng đoàn đã đến viếng và thọ tang Cố đại lão Hòa Thượng Thích Minh Châu tại Thiền Viện Vạn Hạnh.
* Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu:
Hòa thượng Thích Minh Châu, họ Đinh, húy Văn Nam, pháp danh Tâm Trí, pháp hiệu Viên Dung, sinh ngày 20/10/1918 (Mậu Ngọ), tại làng Kim Thành (Quảng Nam); nguyên quán tại làng Kim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Trong phong trào Thanh niên nghiên cứu đạo Phật, Hòa thượng là một trong những người sáng lập Đoàn Phật học Đức dục và Gia đình Phật hóa phổ (tên cũ của Tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam sau này). Trong công cuộc chấn hưng Phật giáo từ Cố đô Huế đến các tỉnh Trung bộ, ngay từ buổi đầu, Hòa thượng đã có nhiều cống hiến đáng kể…
Trong thời gian làm việc ở Hội quán, Hòa thượng đã học hỏi và thâm hiểu giáo lý Đại thừa. Thời gian này, Hòa thượng đã vào ở hẳn trong chùa Tường Vân và thực tập nếp sống Thiền môn như điệu chúng trong chùa. Cũng từ đó, Hòa thượng quyết chí xin xuất gia.
Trong quá trình nghiên cứu Kinh Luật Luận Hán tạng, Hòa thượng thấy cách phiên âm các từ ngữ Pali, Sanskrit mỗi người mỗi khác, khiến văn bản trở nên khó hiểu. Từ đó Hòa thượng xin phép Bổn sư và Hội Phật học Trung phần cho phép mình tu học tại Sri – Lanka và Ấn Độ về Kinh Luật Luận Pali và Sanskrit, nguyện sau này về nước tiếp tục phiên dịch kinh điển làm phong phú kho tàng Tam tạng nước nhà. Năm 1952, Hòa thượng đã du học tại Sri-Lanka, học Pali và Anh văn tại Colombo…
Tháng 4/1964, sau khi trở về nước, Hòa thượng đã đem khả năng của mình để ứng dụng và Phật sự như phiên dịch kinh tạng, mở trường Đại học Vạn Hạnh… ngõ hầu báo đáp thâm ân Phật tổ…
Năm 1979, Hòa thượng tham gia thành lập Ban vận động thống nhất Phật giáo nước nhà, vận động cho sự thống nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo trong toàn quốc sau này. Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, Hòa thượng được suy cử giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam liên tiếp ba nhiệm kỳ…
Mặc dù bận rộn nhiều công việc cho Giáo hội, Quốc hội, giảng dạy nhưng trọng tâm chính mà Hòa thượng hướng tới vẫn là dịch kinh và giảng kinh. Từ khi về nước cho đến nay, tác phẩm của Hòa thượng ngày càng phong phú. Với kiến uyên thâm và khả năng ngoại điển xuất sắc, Hòa thượng còn được Giáo hội giao phó nhiều trọng trách trong công tác đối ngoại...
Với uy tín và đạo hạnh của mình, Hòa thượng được MTTQ Việt Nam giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội và được nhân dân tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội các khóa VII,VIII,IX,X (từ tháng 5/1981 đến 2002)…
Dù ở cương vị nào, Hòa thượng luôn nhận được tình cảm kính trọng đặc biệt của Tăng Ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam cũng như cộng đồng xã hội. Hòa thượng là tấm gương sáng tốt đời đẹp đạo của hôm nay và mai sau.
Ghi nhận những công lao đóng góp cho Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội của Hòa thượng, Đảng và Nhà nước đã trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương Đại đoàn kết, huy chương và nhiều hình thức khen thưởng khác do các cơ quan ở Trung ương và địa phương trao tặng.
* Ban tổ chức lễ tang Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu:
- Ban Chứng minh bao gồm: Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Đệ nhất Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ kiêm Chánh thư ký Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Dương Nhơn, Phó Pháp chủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Ban Tổ chức lễ tang do Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Đệ nhất Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm Trưởng ban.
Phó Trưởng ban Thường trực là Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cùng 16 Phó Trưởng ban và 19 Ủy viên.
Hòa thượng Thích Minh Châu, họ Đinh, húy Văn Nam, pháp danh Tâm Trí, pháp hiệu Viên Dung, sinh ngày 20/10/1918 (Mậu Ngọ), tại làng Kim Thành (Quảng Nam); nguyên quán tại làng Kim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Trong phong trào Thanh niên nghiên cứu đạo Phật, Hòa thượng là một trong những người sáng lập Đoàn Phật học Đức dục và Gia đình Phật hóa phổ (tên cũ của Tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam sau này). Trong công cuộc chấn hưng Phật giáo từ Cố đô Huế đến các tỉnh Trung bộ, ngay từ buổi đầu, Hòa thượng đã có nhiều cống hiến đáng kể…
Trong thời gian làm việc ở Hội quán, Hòa thượng đã học hỏi và thâm hiểu giáo lý Đại thừa. Thời gian này, Hòa thượng đã vào ở hẳn trong chùa Tường Vân và thực tập nếp sống Thiền môn như điệu chúng trong chùa. Cũng từ đó, Hòa thượng quyết chí xin xuất gia.
Trong quá trình nghiên cứu Kinh Luật Luận Hán tạng, Hòa thượng thấy cách phiên âm các từ ngữ Pali, Sanskrit mỗi người mỗi khác, khiến văn bản trở nên khó hiểu. Từ đó Hòa thượng xin phép Bổn sư và Hội Phật học Trung phần cho phép mình tu học tại Sri – Lanka và Ấn Độ về Kinh Luật Luận Pali và Sanskrit, nguyện sau này về nước tiếp tục phiên dịch kinh điển làm phong phú kho tàng Tam tạng nước nhà. Năm 1952, Hòa thượng đã du học tại Sri-Lanka, học Pali và Anh văn tại Colombo…
Tháng 4/1964, sau khi trở về nước, Hòa thượng đã đem khả năng của mình để ứng dụng và Phật sự như phiên dịch kinh tạng, mở trường Đại học Vạn Hạnh… ngõ hầu báo đáp thâm ân Phật tổ…
Năm 1979, Hòa thượng tham gia thành lập Ban vận động thống nhất Phật giáo nước nhà, vận động cho sự thống nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo trong toàn quốc sau này. Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, Hòa thượng được suy cử giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam liên tiếp ba nhiệm kỳ…
Mặc dù bận rộn nhiều công việc cho Giáo hội, Quốc hội, giảng dạy nhưng trọng tâm chính mà Hòa thượng hướng tới vẫn là dịch kinh và giảng kinh. Từ khi về nước cho đến nay, tác phẩm của Hòa thượng ngày càng phong phú. Với kiến uyên thâm và khả năng ngoại điển xuất sắc, Hòa thượng còn được Giáo hội giao phó nhiều trọng trách trong công tác đối ngoại...
Với uy tín và đạo hạnh của mình, Hòa thượng được MTTQ Việt Nam giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội và được nhân dân tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội các khóa VII,VIII,IX,X (từ tháng 5/1981 đến 2002)…
Dù ở cương vị nào, Hòa thượng luôn nhận được tình cảm kính trọng đặc biệt của Tăng Ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam cũng như cộng đồng xã hội. Hòa thượng là tấm gương sáng tốt đời đẹp đạo của hôm nay và mai sau.
Ghi nhận những công lao đóng góp cho Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội của Hòa thượng, Đảng và Nhà nước đã trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương Đại đoàn kết, huy chương và nhiều hình thức khen thưởng khác do các cơ quan ở Trung ương và địa phương trao tặng.
* Ban tổ chức lễ tang Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu:
- Ban Chứng minh bao gồm: Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Đệ nhất Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ kiêm Chánh thư ký Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Dương Nhơn, Phó Pháp chủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Ban Tổ chức lễ tang do Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Đệ nhất Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm Trưởng ban.
Phó Trưởng ban Thường trực là Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cùng 16 Phó Trưởng ban và 19 Ủy viên.
LỜI TƯỞNG NIỆM GIÁC LINH
TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH MINH CHÂU
của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch Giác Linh Trưởng lão Hòa thượng,
Từ vùng đất địa linh nhân kiệt, xứ Nghệ An anh dũng, hào hùng, xứ học xứ hành sáng ngời khoa bảng, quê hương Hồ Chủ tịch kính yêu. Theo pháp giới duyên sinh vô tận, nơi duyên hải miền Trung xứ Quảng, nước sông Thu thao thao dòng diệu sử, dòng Hương Giang gió quyện hương từ, đất Thần kinh duyên lành kết trái, quy ngưỡng ba ngôi quý báu, trọn một lòng hộ đạo giúp đời, vẹn toàn công việc Hội An Nam Phật học. Rồi đến độ tâm hoa nở rộ, nhân duyên xuất tục đến kỳ, chùa Tường Vân thế phát bẩm sư, sống đời phạm hạnh, chốn không môn chuyên tâm tu tập, ngày đêm nghiên tầm giáo điển, công phu công quả chuyên cần; chùa Báo Quốc cầu thọ Tam đàn, ngôi Tam bảo Tam tôn kế vị, giới thể châu viên, giới đức trang nghiêm như ngọc sáng, Đạo thể Viên Dung. Quả thật:“Nào ai biết được trời không ấy, một bậc chân nhân hiện giữa trần”.
Trên bước đường trở thành bậc tri thức Phật học uyên thâm, sau hơn 10 năm xuất dương du học, trên diễn đàn học thuật bác học đa văn, Hòa thượng là một danh Tăng của Phật giáo Việt Nam và được thế giới hết lòng kính mộ, làm gạch nối, nhịp cầu giữa Phật giáo Việt Nam và các nước.
Qua những công hạnh kỳ vĩ, sự nghiệp to lớn, kho Tam tạng Phật giáo Nguyên thủy mà Hòa thượng đã dày công phiên dịch là cơ sở cho cho Tăng Ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam nghiên cứu, tham học, trở về nguồn giáo lý như lời Phật dạy. Ngài đã có công lớn trong việc xây dựng Gia đình Phật tử Việt Nam; là bậc Thầy trong công tác Giáo dục của Phật giáo Việt Nam, là nhà Giáo dục mô phạm cho mọi thời đại. Có thể nói, Trưởng lão Hòa thượng đã đào tạo được nhiều thế hệ Tăng Ni tài đức, Phật tử hữu danh, có ích cho Đạo lẫn đời, hiện đang phục vụ các cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương, trong nước và nước ngoài, góp phần xây dựng và phát triển Phật giáo Việt Nam qua từng thời đại, để cho “Hoa đời hoa đạo đua nhau nở, mãi mãi ngàn sau vẫn ngát hương”.
Với ân đức uy nghiêm, đạo tâm trác thế, trí tuệ viên dung, tòng lâm thạch trụ, bậc mô phạm cho đàn hậu học, cho nên mỗi lời pháp của Trưởng lão Hòa thượng là khơi nguồn trí huệ, mỗi việc làm của Trưởng lão Hòa thượng mở lối tương lai, mỗi cử chỉ của Trưởng lão Hòa thượng là thể hiện sự khoan dung độ lượng, lòng từ chan chứa. Trưởng lão Hòa thượng chính là hình ảnh giải thoát vô ngại, là lẽ sống muôn đời cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước học tập và làm theo. Như Cổ đức đã nói: “Nước chảy theo khe nào có ý. Mây tuông đỉnh núi vẫn vô tâm”.
Khi nước nhà thống nhất, giang sơn nối liền một dải, Bắc Nam sum hợp một nhà, trong tinh thần hòa hợp, tứ chúng đồng tu, Trưởng lão Hòa thượng đã cùng chư Tôn đức các tổ chức, Hệ phái Phật giáo Việt Nam tiến hành sự nghiệp thống nhất Phật giáo cả nước, kế thừa truyền thống 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Với nhiều chức vụ trong Giáo hội, Hòa thượng đã dành nhiều tâm huyết, công sức để làm cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển trang nghiêm vững mạnh trên mọi phương diện, nhất là vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được khẳng định trên trường quốc tế, thế giới biết đến Việt Nam, Phật giáo Việt Nam ngày càng rõ nét, quan hệ tốt đẹp hòa bình. Quả thật: “Năm Chân bốn bể là huynh đệ. Chung sống bên nhau bảo vệ hòa bình”.
Trải qua nhiều nhiệm kỳ, hơn 60 năm hoạt động, qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử và xã hội, Trưởng lão Hòa thượng đã có những cống hiến cao quý, là một trong những Trưởng lão Hòa thượng lãnh đạo cấp cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có những quyết sách, chiến lược tầm cở lâu dài, hoạch định chương trình hoạt động Phật sự mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, tích cực tham gia vào việc xây dựng và phát triển đất nước, kế thừa truyền thống 2.000 lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Đối với sự nghiệp Giáo dục, với trách nhiệm đào tạo Tăng tài, tiếp dẫn hậu lai, truyền trì Phật pháp, chấn hưng Phật giáo nước nhà, Hòa thượng đã tham gia xây dựng và điều hành Viện Cao đẳng Phật học Sài gòn, Đại học Vạn Hạnh, hệ thống Trường Bồ Đề trong cả nước. Hòa thượng mở Trường Cao cấp Phật học, Học viện Phật giáo Việt Nam và đào tạo nhiều thế hệ Tăng Ni tài đức, tích cực dấn thân và kiên định trong chí nguyện phụng sự đạo pháp theo phương châm của Giáo hội. Rất nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử là học đồ, môn đệ do Hòa thượng đào tạo, hoặc ảnh hưởng ân đức của Ngài, hiện nay đang đảm nhiệm nhiều trọng trách của các cấp Giáo hội, tiếp nối sự nghiệp mà Ngài đã dầy công tạo dựng. Có thể nói, tinh thần và chủ trương Vạn Hạnh, con người Vạn Hạnh của Trưởng lão Hòa thượng mãi mãi trường tồn.
Thế hệ Tăng Ni, Phật tử hôm nay và mai sau là những người thừa hưởng sự nghiệp thống nhất Phật giáo Việt Nam, thừa hưởng sự nghiệp văn hóa, giáo dục to lớn mà Trưởng lão Hòa thượng đã trọn đời góp công góp sức làm nên và để lại cho Giáo hội, xã hội như ngày hôm nay. Quả thật: “Công ai đổ xuống đất này. Cho hoa Đạo pháp ngày ngày thêm tươi”. Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ luôn luôn tiếp tục phát triển ở chiều rộng lẫn chiều sâu bằng cách sống, bằng hành động, vì Đạo pháp phục vụ không biết mõi mệt.
Trên ý nghĩa trang nghiêm ngôi Tam bảo là trang nghiêm tịnh độ tại thế gian, báo Phật ân đức và báo đáp công ơn của Thầy Tổ, Hòa thượng đã nỗ lực trùng tu chốn Tổ chùa Tường Vân, khai sáng Thiền viện Vạn Hạnh để những nơi đây xứng đáng là chốn phạm vũ huy hoàng tại nhân gian, là cơ sở của Giáo hội tại địa phương, nhất là cơ sở Học viện Phật giáo Việt Nam có tầm cở cho Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.
Theo lý vô thường có sinh có diệt, Trưởng lão Hòa thượng đã mãn nguyện Ta Bà, thuận lý vô thường, trở về cõi Niết bàn vô tung bất diệt. Sự ra đi của Trưởng lão Hòa thượng để lại một sự trống vắng to lớn, sự mất mát vô cùng cho Giáo hội, cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong nước cũng như ở ngoài nước, môn nhân đệ tử và học đồ. Song hành trạng, công đức và đạo hạnh của Hòa thượng vẫn còn sống mãi trong tâm tư, trong ký ức của Tăng Ni, Phật tử, các cấp Giáo hội, Môn đồ đệ tử và Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, nhất là trang sử vàng son của Phật giáo Việt Nam thời hiện tại.
Quả thật:
Một mai thân xác tiêu tan
Danh thơm vẫn ở thế gian muôn đời
Pháp thân lồng lộng tuyệt vời
Sáng soi Pháp giới, rạng ngời sử xanh.
Trong giây phút nghìn thu vĩnh biệt, trước linh đài khói hương quyện tỏa, chúng tôi thay mặt Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni, Phật tử có đôi lời tưởng niệm để vĩnh biệt bậc chân nhân sáng ngời gương đạo hạnh. Kính nguyện Giác linh Trưởng lão Hòa thượng bất vong nguyện lực, tái hiện đàm hoa, phát triển đạo vàng, quang vinh họ Thích; và xin đốt nén tâm hương cúng dường Giác linh Trưởng lão Hòa thượng để gọi là thể hiện mối tâm giao, tình Pháp lữ đời đời trong Chính pháp, xin hứa sẽ tiếp tục thực hiện những sự nghiệp mà Trưởng lão Hòa thượng còn để lại, nhất là làm cho ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh, trang nghiêm trong lòng dân tộc như tâm nguyện của Trưởng lão Hòa thượng lúc sinh tiền. Than ôi!
Người xưa nay đã còn đâu
Chỉ còn mây bạc lòng sầu tiếc thương
Ra vào lòng dạ vấn vương
Nụ cười bất diệt, dư hương hoa từ.
Cuối cùng trong ý nghĩa pháp giới duyên sinh vô tận, nơi Bảo tháp Vạn Hạnh trang nghiêm, thân tứ đại Trưởng lão Hòa thượng hãy an nghỉ cho ngàn thu vang bóng, pháp thân lồng lộng khắp mười phương, sẽ sống mãi trong lòng Pháp lữ, trong tư duy cùng pháp giới viên dung.
Xin bái biệt Hòa thượng!
* Ban tổ chức lễ tang Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu:
- Ban Chứng minh bao gồm: Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Đệ nhất Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ kiêm Chánh thư ký Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Dương Nhơn, Phó Pháp chủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Ban Tổ chức lễ tang do Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Đệ nhất Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm Trưởng ban.
Phó Trưởng ban Thường trực là Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cùng 16 Phó Trưởng ban và 19 Ủy viên.
- Ban Chứng minh bao gồm: Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Đệ nhất Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ kiêm Chánh thư ký Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Dương Nhơn, Phó Pháp chủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Ban Tổ chức lễ tang do Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Đệ nhất Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm Trưởng ban.
Phó Trưởng ban Thường trực là Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cùng 16 Phó Trưởng ban và 19 Ủy viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Vì những lý do khách quan nên bài đăng của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi xuất bản. Chúng tôi thành thật cáo lỗi vì sự bất tiện này. Kính mong quý vị hoan hỷ cho
Thay mặt Ban điều hành đạo tràng
Trưởng chúng
Cư sĩ Huệ Nhân