Mọi sự liên hệ vui lòng gửi thư về

Quý vị liên hữu, đạo hữu có thắc mắc hoặc cần liên hệ, vui lòng gửi thư về
lamtuquan@yahoo.com hoac
  • www.facebook.com/phan.huunghia.102

20 thg 8, 2012

ĐẠO TRÀNG TỔ CHỨC CHUYẾN ĐI HÀNH HƯƠNG THẬP TỰ CHÂU ĐỐC HÀ TIÊN vào 3 ngày 8,9,10 /07/2012


Thị xã Hà Tiên nằm phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, phía Đông và phía Nam giáp huyện Kiên Lương, phía tây giáp biển Tây, phía bắc giáp Campuchia

Được khai mở vào đầu thế kỉ thứ 17, cách tỉnh lỵ Kiên Giang 93 km, Hà Tiên từ lâu đã nổi tiếng có nhiều thắng cảnh đẹp, thu hút nhiều lượt khách tham quan. Không ai nhớ chính xác tên gọi này có từ bao giờ. Chỉ biết Hà Tiên xưa kia thuộc vùng đất Mang Khảm (tục danh Trấn Phiên thành, còn gọi là Đồng Trụ trấn). Tương truyền rằng, ngày xưa vì mến cảnh trần gian nơi đây có nhiều cảnh đẹp, non nước hữu tình, tiên nữ thường xuất hiện trên sông Giang Thành nên Mạc Cửu đặt tên là Hà Tiên.

Năm 1679, Mạc Cửu (quê quán Lôi Châu, Quảng Đông, Trung Quốc) vì bất mãn với chế độ nhà Thanh, lưu lạc đến vùng đất Hà Tiên, chiêu tập lưu dân lập nên xứ Hà Tiên. Năm Hiển Tông đời thứ 7, nghe lời mưu sĩ Tô Quân cùng các thuộc hạ Trường Cầu, Lý Xá dâng biểu cầu thân với nhà Nguyễn. Kể từ ngày đó, Hà Tiên trở thành mảnh đất cuối cùng của đất Việt về hướng Tây Nam.
Hà Tiên vào thời Mạc Cửu, là một mắt xích quan trọng ở phía đông vịnh Thái Lan, trên tuyến hàng hải thương mại châu Á qua vịnh Thái Lan, men theo bờ biển Đông Việt Nam lên Quảng Châu, Trung Quốc hay Luzon, Philippin. Thời kỳ cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích (1706-1780) cai quản vùng đất này, đã áp dụng một chính sánh tự do và coi trọng thương mại. Mạc Thiên Tích mở cảng cho tàu buôn nước ngoài buôn bán tự do. Hà Tiên trở thành điểm đến của các đoàn thương thuyền từ bán đảo Mã Lai, Sumatra, Java, Siam, Ấn Độ, Miến Điện, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam,... Vào các dịp sinh nhật Mạc Thiên Tích (12 tháng chạp âm lịch), các thuyền buôn được phép vào cảng Hà Tiên miễn thuế. Từ lâu đời, nghề chế sáp trắng (bạch lạp) để thắp sáng là một nghề truyền thống ở Hà Tiên, cung cấp cho các nước lân cận như Trung Quốc, Siam, Mã Lai,... Ngoài ra đất này còn có nhiều sản vật thương mại khác nữa, Lê Quý Đôn từng viết trong Phủ biên tạp lục: " ...Huyền phách sản ở trấn Hà Tiên, có khối lượng như đồng, sắc đen như sắt, người ta nói dùng nó có thể lánh được gió độc, tiện làm tràng hạt..."

Bạn đã nghe chưa Hà Tiên Thập Vịnh,nơi Tao Đàn Chiêu Anh Các, nơi vị tổng trấn Mạc Thiên Tích tập hợp những anh tài trong thiên hạ. Hà Tiên đẹp lắm, nét đẹp tự ngàn xưa! Hà Tiên thập vịnh là mười bài thơ làm để vịnh mười cảnh đẹp của Hà Tiên do Mạc Thiên Tích đề xướng từ năm Bính Thìn 1736: Kim dự lan đào, Bình san điệp thuý, Tiêu tự thần chung, Gianh thành dạ cổ, Thạch động thôn vân, Châu nham lạc lộ, Đông hồ ấn nguyệt, Nam phố trừng ba, Lộc trĩ thôn cư, Lư khê ngư bạc.
Mười bài thơ này khi đọc lên sẽ làm cho bạn càng thêm thích thú nhất là khi bạn đang ở Hà Tiên. Và bạn sẽ tự hỏi mình sẽ đi thăm cảnh đẹp nào trong mười cảnh đẹp này đây? Mười cảnh này nơi nào cũng đáng xem cả, mỗi nơi một vẻ nhưng “Bình san điệp thúy” là nơi đáng đến, một nơi rất đáng xem. Bình là tấm bình phong, san là núi. Bình san là dãy núi dựng như bức bình phong sau thành Hà Tiên. Điệp là trùng trùng điệp điệp, lớp lớp, từng từng. Thúy là màu xanh chi trả. Bình san điệp thúy là ngọn núi như tấm bình phong sắc xanh lớp lớp.
Từ trên núi Bình San, Hà Tiên hiện ra thơ mộng đến vô cùng: một bên là biển Đông mênh mông, một bên là núi Voi Phục, điểm xuyết là những núi đá vôi cô độc càng tôn thêm vẻ đẹp riêng của xứ sở Hà Tiên mà không nơi nào có được! Đã đến Hà Tiên không thể nào không ghé thăm từ đường của dòng họ Mạc được khởi đầu từ Tổng binh Mạc Cửu. Khi ông qua đời, nhà Nguyễn đã phong tặng tước hiệu Khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướng quân Vũ Nghị công. Những bậc thang đá đưa du khách viếng thăm nơi an nghỉ của những người đã có công khai phá xứ Hà Tiên hơn 300 năm trước. Mạc Cửu giỏi tài dụng binh, Mạc Thiên Tích giỏi văn, người có công lập ra tao đàn Chiêu Anh Các để mỗi mùa trăng tròn ngắm trăng làm thơ tại Bảo nguyệt liên trì (đối diện đền thờ Mạc Công)...
Hà Tiên có Thạch Động còn gọi là Vân Sơn. Chẳng biết tự bao giờ mà người dân Hà Tiên tự hào: Thạch động chính là nơi khởi nguồn của câu chuyện cổ tích Thạch Sanh chém chằn thấm sâu trong ký ức tuổi thơ. Vào sâu trong Thạch Động, thạch nhũ lâu ngày đã tạo những hình thù: con chằn, một cô gái tóc dài mà dân gian quen gọi là Phật Bà Quan Âm... Trí tưởng tượng con người được dịp bay bổng. Từ đây, đi bộ thêm vài bước chân là tới cửa khẩu Xà Xía, bên kia là đất nước Chùa Tháp.
Dọc theo biển, xuôi về hướng Nam, du khách sẽ đến một cụm thắng cảnh nổi tiếng của Hà TiênHòn Chông. Nước biển ở đây xanh ngắt, không thua kém gì biển miền Trung. Điểm nhấn khi đến Hòn Chông là được ngắm nhìn hòn Phụ Tử ngày đêm sóng vỗ của những huyền thoại thắm đượm tính nhân văn của người dân Việt: hai cha con đã tiêu diệt thủy quái; người cha cứ mỗi chiều dẫn đứa con bé bỏng ra trước biển ngóng về miền quê xa với nỗi nhớ khôn nguôi...
Từ chùa Hang, chỉ vài phút bồng bềnh trên ca nô vượt sóng sẽ đến hang Gia Long với những hình thù do thạch nhũ tạo ra như ghế Gia Long, hình Đường Tăng, giếng Tiên, tượng Phật Bà Quan Âm... để trí tưởng tượng của con người một lần nữa bay cao!
Hà Tiên không chỉ có “thập cảnh” mà còn rất nhiều cảnh đẹp khác. Thiên nhiên ưu đãi cho Hà Tiên một tổng thể hài hòa: núi, biển, đảo và đồng bằng kết hợp thành một vùng đất đẹp như tên gọi. Biển Hà Tiên cũng rất dồi dào sản vật ngon và lạ. Có lẽ chính vì vậy mà du khách thích đến với Hà Tiên để ngắm cảnh, để ăn hải sản.
Từ trung tâm thị xã Hà Tiên đi vào khoảng 800m là đến núi Lăng. Ao Sen dưới chân núi là công trình thủy lợi có từ thời Mạc Thiên Tích, là nơi trữ nước sinh hoạt cho dân quanh vùng. Núi Lăng là nơi an táng Mạc Cửu, các con cháu và tướng lĩnh của ông, dân chúng tôn kính gọi lâu ngày thành tên.
Đi vòng theo chân núi Bình Sơn về hướng Bắc khoảng 3km sẽ đến chùa Phù Dung. Chùa do Mạc Thiên Tích xây cho nàng thứ thiếp Phù Cừ tu hành. Xung quanh chùa là những ngọn núi, bên dưới là những cánh đồng lúa xanh tốt.
Ở các khu du lịch Hà Tiên ngoài đặc sản biển, món ngon “độc quyền” của Mũi Nai là canh chua cá kẻm nấu sả nghệ với măng tre. Cơm trái thốt nốt ngọt mát làm món tráng miệng thật dễ chịu. Muốn lạ miệng thì ăn món sầu riêng chở từ Kampot (Campuchia) qua. Sầu riêng thịt dày, mùi dậy, vị ngọt và béo ăn một lần nhớ mãi.
·         Chợ đêm Hà Tiên
Chợ đêm Hà Tiên nhiều thứ hay và lạ. Dãy hàng tạp hóa đủ chủng loại từ mỹ phẩm, vải vóc màu sắc sặc sỡ đến những món hàng mỹ nghệ bằng đá, vỏ ốc, thủy tinh, nhựa cho đến trang sức bằng vàng và đá quý, bày bán ngay trên vỉa hè. Quán hàng ăn đêm với đủ món bình dân

Còn nhiều lắm những di tích, thắng cảnh của xứ Hà Tiên: đình Nguyễn Trung Trực, mộ Bà lớn tướng Lê Kim Định, đền Phó Cơ Điều, Sắc tứ Tam bảo tự… Có thể nói vùng đất Hà Tiên hội tụ được hầu hết dáng vẻ của nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước. Hãy đến Hà Tiên một lần để hiểu và yêu hơn mảnh đất đầu sóng ngọn gió.



Go to ImageShack® to Create your own Slideshow

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vì những lý do khách quan nên bài đăng của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi xuất bản. Chúng tôi thành thật cáo lỗi vì sự bất tiện này. Kính mong quý vị hoan hỷ cho
Thay mặt Ban điều hành đạo tràng
Trưởng chúng
Cư sĩ Huệ Nhân