Mọi sự liên hệ vui lòng gửi thư về

Quý vị liên hữu, đạo hữu có thắc mắc hoặc cần liên hệ, vui lòng gửi thư về
lamtuquan@yahoo.com hoac
  • www.facebook.com/phan.huunghia.102

31 thg 3, 2012

Giới thiệu chùa Viên Giác

Chùa Viên Giác gốc là một am thờ Phật của Hòa thượng Thích Hồng Tịnh thành lập vào năm 1955. Hòa thượng xây am để tu hành nên đặt hiệu là Độc Giác. Sau đó, ngày đã xây dựng lại, đổi hiệu là chùa Viên Giác, qui mô khiêm tốn bình thường.

Năm 1976, Thượng tọa Thích Minh Phát về trụ trì chùa Viên Giác. Đến năm 1992 thì xây dựng lại chùa. Thế nhưng sức khỏe của Thượng tọa mỗi ngày một yếu. Đến năm 1996, thượng tọa và bổn đạo thỉnh thượng tọa Thích Lệ Trang về trụ trì.

Năm 2001, Thượng tọa Thích Lệ Trang khởi công xây dựng lại toàn bộ chùa Viên Giác, theo bản vẻ của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Thầy trụ trì là người am tường nghệ thuật, biết chọn nguyên liệu, biết chọn nghệ nhân trang trí, nên ngôi chùa vừa hiện đại, vừa cổ kính qui mô, uy nghiêm, tráng lệ. Viên Giác là một danh lam đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Viên Giác hiện nay có hai cổng: một cổng ngói thông với một đường nhỏ, làm cổng ra vào hằng ngày. Một cổng tam quan làm theo lối cổ lâu, hướng ra đường Bùi Thị Xuân, chỉ mở vào những dịp đặc biệt.

Chùa Viên Giác xây dựng bằng vật tư hiện đại, có hai tầng: tầng dưới là Phạm Âm đường, tức giảng đường, chứa 200 chổ ngồi, có thể mở lớp học giáo lý hoặc tổ chức thuyết pháp cho tín đồ. Tuy khu đất chật hẹp, nhưng kiến trúc sư muốn ngôi chùa vừa khang trang, vừa tầm mắt nhìn, nên đã mạnh dạn đưa giảng đường xuống hầm. Do đó, nếu khách đứng trước sân nhìn lên thấy điện thờ ở trên cao như ở trên một ngọn đồi thấp.

Khu vực thờ phượng ở trên lầu: Tiền điện là một ngôi nhà ba gian hai chái. Toàn bộ cột, kèo, xuyên trính, đòn tay, rui,…đều theo mô hình kiến trúc đình chùa miền Bắc và đúc bê tông cốt sắt, giả gỗ. Mái chùa cong vút, cũng đút bê tông, trên lợp ngói hoàng lưu ly. Còn các bộ phận khác như ngói viền chân, bờ nóc, đầu đao,… cũng là những tác phẩm gốm lưu ly mang tính mỹ thuật nhưng tráng men khác màu.

Khu vực tiền điện lót gạch Tàu, trống trải, giữa có bàn thờ Bồ tát Di Lặc. Hai bên thờ thần Kim Cương và Lực Sĩ. Tượng Bồ tát Di Lặc bằng nhựa tổng hợp, màu trắng toát, mặt mày tươi vui, hai tay cầm một con dơi (tượng trưng cho Phúc Lộc Thọ đầy đủ). Trước tiền điện là lan can bê tông giả đá. Hai bên có hau bậc thang xuống lầu, có lan can, cũng là những chi tiết trang trí mỹ thuật.

Khu vực chánh điện lót gạch men, phía trước có ba cửa gỗ, đặc biệt tất cả mười hai cánh cửa đều làm bằng gỗ quý và có chạm những phù điêu thần Hộ Pháp, thần Kim Cương, Lực Sĩ hộ trì ngôi Tam Bảo. Trên cửa giữa có bức hoành phi khắc bốn chữ Hương Quang Trang Nghiêm là tặng vật trong ngày lạc thành chùa Viên Giác, Phật lịch 2545. Bức hoành này chạm khắc tinh tế, sơn son thiếp vàng.

Chánh điện là ngôi nhà ba gian hai chái, nhưng đã bớt hết bốn cột cái, phong cách giống như tiền điện. Đại Hùng bảo điện (tức khu vực thờ chính) nền cao hơn, xung quanh có bậc tam cấp. Tất cả hương án, lan can bao quanh tam cấp đều bằng gỗ quý, chạm khắc tinh vi. Chùa Viên Giác chỉ thờ tượng Bổn Sư Thích Ca chuyển pháp luân, mạ vàng (trên vòng hào quang có phù điều Quá khứ Thất Phật)

Sau điện Đại Hùng là điện Tiếp Dẫn, thờ Tây Phương Cực lạc Thế giới A Di Đà Phật và mấy trăm bài vị thập phương bổn đạo. Tất cả các bài vị này đều theo một khuông mẫu, xếp thẳng hàng có nhiều tầng rất mỹ thuật.

Hai bên vách hông có sáu cung thờ, mỗi cung thờ ba tượng La Hán (hiện tại có cung giữa chỉ thờ hai, hai vị La Hán còn lại chuyển lên đứng hầu cạnh tượng Bổn Sư)

Xung quanh chùa Viên Giác có ba dãy lầu bọc quanh hình chữ U. Đây là các phòng thờ Tổ sư tiền bối, phòng tiếp khách, phòng ăn, phòng tịnh của chư tăng.

Khuôn viên chùa Viên Giác không rộng, nhưng cũng có những hàng cau, những thảm cỏ xanh, những hòn đá và những cây đèn đá. Hai bên hông có hai gác vuông thờ Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn, trên gác là đại hồng chung và trống. Tất cả đều bằng bê tong cốt sắt, dán gạch và ngói lưu ly.

Đặc biệt, ở góc sân có tháp Đẳng Quan có tám mặt, ba tầng, bảy lớp mái và cao trên 21m. Đâylà bảo tháp đúc bằng bê tong, ngoài dán gạch ngói, phù điêu và hoa văn bằng gốm lưu ly nhiều màu. Đặc biệt thân tháp đã dán hàng ngàn viên gạch, mỗi viên gạch có hình tượng một vị La Hán, tức có hang ngàn hình tượng La Hán.

Tháp Đẳng Quan có ba tầng: Tầng trên là Từ Ý các thờ Xá Lợi Phật. Tầng giữa là Pháp Bằng các thờ tượng Thích Ca Như Lai, Đa Bảo Như Lai, và Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa kinh. Tần dưới là Phước Nghiêm các thờ chân tướng và linh cốt Thượng tọa Thích Minh Phát, vị trụ trì có công với Viên Giác tự.

Hằng năm, tại chùa Viên Giác có hai ngày lễ họi, đặc biệt là ngày giỗ Hòa thượng Thích Hồng Tịnh (20-5 âm lịch) và ngày giỗ Thượng tọa Thích Minh Phát (21-3 âm lịch). Thượng tọa Thích Lệ Trang trụ trì trước đây (hiện tại thầy trụ trì là Tỳ kheo Thích Đồng Văn) là Ủy viên Ban nghi lễ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vốn là vị sư có lý luận, vừa có thực hành về nghi lễ, nên Ban kinh sư chùa Viên Giác có thể đảm nhận tất cả các nghi lễ Phật giáo truyền thống. Thượng tọa lại có biệt tài viết chữ Hán theo điệu chân phương.

Chùa Viên Giác là ngôi chùa vừa mới xây dựng xong nhưng có thể gọi là một danh lam
của thành phố.
Slieshow một số hình ảnh 


1 nhận xét:

  1. Ngày nay với sự phát triển làm ăn trong kinh tế, sự tín ngưỡng và thờ phụng các phật đã được mọi người dân luôn chăm lo và nghĩ tới, nhiều nơi hẻo lánh, nơi thường xảy ra tan nạn, ... được người dân dựng lên những am thờ, miếu với mục đích cầu mong sự bình an che chở của các thần linh am thờ

    Trả lờiXóa

Vì những lý do khách quan nên bài đăng của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi xuất bản. Chúng tôi thành thật cáo lỗi vì sự bất tiện này. Kính mong quý vị hoan hỷ cho
Thay mặt Ban điều hành đạo tràng
Trưởng chúng
Cư sĩ Huệ Nhân