THÀNH PHỐ BẾN TRE
NĂM THÀNH LẬP: 17/06/2003
Năm tổ chức Ban Hộ niệm tiếp dẫn vãng sanh: 2006
Nơi sinh hoạt hiện nay: Thành Phố Bến Tre
Văn phòng đại diện: Xin liên hệ :PHÒNG PHÁT HÀNH LIÊN HOA-THÀNH PHỐ BẾN TRE
TRƯỞNG CHÚNG( KIÊM Trưởng ban hộ niệm):: CƯ SĨ HUỆ NHÂN
PHÂN BAN HỘ NIỆM trực thuộc đạo tràng
1.BAN TRỢ NIỆM VÃNG SANH TẠI MỎ CÀY BẮC
THỦ CHÚNG: CƯ SĨ DIỆU LỘC
PHÓ THỦ CHÚNG: CƯ SĨ MÃN TÂM LƯƠNG
THƯ KÝ: CƯ SĨ PHÁP THIỆN
2.BAN TRỢ NIỆM VÃNG SANH TẠI GIỒNG TRÔM
THỦ CHÚNG: CƯ SĨ TỊNH HỮU
PHÓ THỦ CHÚNG: CƯ SĨ LỆ THU
THƯ KÝ: CƯ SĨ TỊNH TRÍ
Tổng số thành viên Ban Hộ Niệm: 70 vị
PHÁP HỘI ĐẠO TRÀNG TỊNH ĐỘ LIÊN HOA
BAN HỘ NIỆM LIÊN HOA THÀNH PHỐ BẾN TRE
Thành Phố Bến Tre, ngày 05 tháng 02 năm 2012
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG BAN HỘ NIỆM
THỜI GIAN TỪ 2008 ĐẾN NAY
Kính gởi : Thượng Tọa Thích Chân Tính Trưởng Ban Hộ Niệm toàn quốc
Chúng con xin được báo cáo tình hình hoạt động ban hộ niệm tại TP Bến Tre như sau
đây và thỉnh thị đề đạt một số vấn đề về thực trạng của công tác hộ niệm hiện nay:
*Mục đích của Ban hộ niệm:
Ban
hộ niệm của đạo tràng Liên Hoa Thành phố Bến Tre, được thành lập năm
2006 với mục đích trợ niệm người lâm chung còn trong vòng 8 tiếng, được
giúp đỡ niệm Phật hộ niệm giúp cho bệnh nhân an tâm trong chánh
niệm,vượt qua nỗi sợ hãi bệnh tật, khai thị cho người sắp lâm chung sớm
nhận được lý vô thường phát tâm niệm Phật cầu sanh Tây phương Cực lạc
thế giới, thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
*Phương châm hoạt động:
Ban hộ niệm Liên Hoa TP Bến Tre hoạt động theo phương châm: “ Nhiệt tình, tích cực, không ngại gian lao, không nài khó nhọc, không nhận thù lao”
*Quá trình thành lập Ban Hộ niệm:
Năm
2003, trước sự phát triển có hiệu quả của đạo tràng niệm Phật chùa
Hoằng pháp, được Phật tử khắp nơi trong cả nước hướng về học tập, Phật
tử tại TPBT cũng mong ước có được một đạo tràng kiễu mẫu như thế nên sau
một thời gian về chùa Hoằng pháp tham dự các khóa tu Phật thất chúng
con đã thành lập đạo tràng niệm Phật theo mô hình của chùa Hoằng Pháp,
địa điểm sinh hoạt tại chùa Viên Minh TPBT, lúc này chùa chưa được chọn
là trụ sở của trường trung cấp Phật học.Năm 2006, chư tôn đức tăng ni
trong tỉnh chọn chùa làm trường hạ , và là trường trung cấp Phật học của
tỉnh nên đạo tràng dời về chùa Phước
Thiện hoạt động,cùng năm này đạo tràng thành lập Ban Hộ niệm tiếp dẫn
vãng sanh học tập theo kinh nghiệm của Cư sĩ Diệu Âm, và các tài liệu
băng đĩa của HT Tịnh Không, lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam,và những lời chỉ dạy
của chư tổ Tịnh độ tông…. để ứng dụng trong khi hộ niệm.Trong khoảng
thời gian từ 2003-2006 đạo tràng cũng có tổ chức Ban hộ niệm nhưng thật
ra đó là Ban cầu an cầu siêu theo sinh hoạt tập quán truyền thống của
đạo Phật từ trước đến nay, nghĩa là khi có người qua đời thì Ban hộ niệm
đến tụng kinh cầu siêu và làm tuần thất chứ chưa triển khai công tác hộ
niệm theo đúng nghĩa của nó.Mãi đến năm 2006 sau khi xem những tài liêu
băng đĩa nhất là các băng đĩa hộ niệm vãng sanh của cụ bà Triệu Vĩnh
Phương, cư sĩ Ngụy Quốc
Hưng, và quyển Khuyên người niệm Phật của cư sĩ Diệu Âm….. chúng con đã
thay đổi mô hình hộ niệm cho đúng nghĩa của nó , có nghĩa là chú trọng
việc khai thị cho người sắp lâm chung thức tỉnh biết quy hướng về Cực
lạc, phát nguyện cầu vãng sanh, phát tâm niệm Phật theo BHN (đối với người mới có nhân duyên với pháp môn niệm Phật).Chúng
con kêu gọi các đồng tu phải biết giác ngộ thực hành Tín Hạnh Nguyện
ngay lúc mình còn sống khỏe mạnh chứ không chờ đợi đến lúc sắp chết mới
mời BHN.
Năm
2009 có nhân duyên được sự đồng thuận về công tác hộ niệm vãng sanh của
Thầy trụ trì chùa Bửu Phước , đạo tràng đã đến sinh hoạt tại Chùa Bửu
Phước huyện Châu Thành Bến Tre, chúng con đã vận động chư thiện tín nam
nữ phát tâm ủng hộ Thầy xây dựng Vãng sanh đường để giúp đỡ cho công tác
hộ niệm được hiệu quả hơn góp phần tránh bớt nghịch duyên trong khi hộ
niệm , nhưng do điều kiện về đường xá xa xôi cách xa trung tâm thành phố
nên việc hộ niệm gặp nhiều khó khăn về nhân sự .Cùng năm này chúng con
đã đi giới thiệu về công tác hộ niệm vãng sanh và thành lập 2 phân ban
hộ niệm trực thuộc đạo tràng tại xã
Thanh tân huyện Mỏ Cày Bắc và xã Phong Nẫm huyện Giồng Trôm.
Năm 2011, đạo tràng về sinh hoạt trong nội ô thành Phố Bến Tre, để thuận lợi trong công tác hộ niệm cho đồng bào.
Hiện
nay BHN chúng con hoạt động chủ yếu trong nội ô TPBT, rất có uy tín và
được sự ủng hộ của đông đảo Phật tử và đồng bào tín ngưỡng đạo Phật.Hàng
tháng ngoài công tác hộ niệm tiếp dẫn vãng sanh theo đúng mục đích
phương châm và nội quy hoạt động của Ban hộ niệm, đạo tràng cũng sinh
hoạt bố tát tụng giới sám hối cộng tu niệm Phật để nhắc nhở quý liên hữu
trong ban tinh tấn niệm Phật hành trì pháp môn, trao dồi kiến thức về
giáo lý đạo Phật nhất là Tịnh độ tông để dùi mài tâm sáng trí sáng khi
đi hành đạo.
*Bài học kinh nghiệm :
- Những điều đã làm được:
+
Ban hộ niệm chúng con là một phân ban nằm trong Đạo tràng niệm Phật bên
cạnh các phân ban khác trong cùng đạo tràng như Ban từ thiện, Ban trai
soạn hành đường, Ban nghi lễ ,… chứ không phải là một Ban hộ niệm hoạt
động riêng lẽ nên các thành viên trong ban đồng thời cũng là liên hữu
trong đạo tràng được chọn ra có đầy đủ về điều kiện đi lại, về sức khỏe,
có hiểu biết về kĩ năng hộ niệm và được trang bị về kiến thức hộ niệm.
+
Ban hộ niệm hoạt động từ thiện nên được sự ủng hộ của đa số Phật tử, và
đồng bào tín ngưỡng đạo Phật tạo điều kiện cho ban hoạt động tốt.
+
Ban hộ niệm tích cực giảng giải công tác hộ niệm 8 tiếng trong nhân
dân, nhất là trong Phật tử thường xuyên tổ chức cho Phật tử học tập các
tài liệu hộ niệm góp phần xóa bỏ các hủ tục mê tín dị đoan trong tang lễ
và thực hiện nếp sống văn minh trong quan hôn tang tế( tổ
chức tang lễ an toàn tiết kiệm, cam kết không rãi vàng mã trên đường
phố, không múa phá quàng, không tổ chức tang lễ rình rang, quá dài ngày)
+
Thông qua các cuộc hộ niệm, BHN đã hướng dẫn giúp đỡ nhiều gia đình
biết quy hướng về chánh pháp, phát tâm quy y Tam bảo trở thành Phật tử,
biết bố thí phóng sanh ăn chay niệm Phật .
- Những điều chưa làm được:
+
Bên cạnh các thành tựu đạt được BHN cũng còn gặp trở ngại từ các hủ tục
tập quán cũ vẫn còn ăn sâu trong tâm thức nhân dân như tục coi ngày giờ
tẩn liệm, tục đốt vàng mã,rãi vàng mã trên đường an táng, đốt nhà kho,
liệm xác ngay khi vừa mất, sát sinh đãi đằng cúng tế, nhậu nhẹt đình
đám….phải mất nhiều thời gian công sức để giải thích giúp cho người dân
có hiểu biết chánh tín về việc làm này.Ngay cả đối với gia đình Phật tử
dù bản thân họ được học và hiểu nhưng có khi vẫn gặp nhiều chướng duyên
trở ngại từ phía gia đình bà con họ hàng ít nhiều làm cản trở công tác
hộ niệm.
+
Công tác hộ niệm mặc dù tạo được sự đồng tình trong đồng bào Phật tử
nhưng dường như vẫn còn xa lạ với một bộ phận nhân dân, rãi rác đây đó
vẫn chưa hiểu lợi ích của việc làm này,tại sao chỉ niệm Nam mô A Di Đà
Phật và ngồi cạnh xác chết hàng tiếng đồng hồ? Một bộ phận nhỏ Tăng ni
do thiếu hiểu biết nên có nhiều phát biểu không hay về vấn đề hộ niệm
tạo dư luận hoang mang trong Phật tử.
+
Một số ít Phật tử niềm tin chưa vững, tâm bồ đề chưa sâu, nên thối chí
khi gặp chướng duyên trở ngại nhất là khi nghe dư luận bàn ra tán vào.
+
Ban hộ niệm hình thành chủ yếu do sự phát tâm của từng cá nhân thành
viên trong ban từ chổ nhận thấy được sự lợi ích mà theo đuổi việc hộ
niệm, ngoài ra không có sự ràng buộc nào nên việc hình thành cũng dễ
dàng mà đi đến suy giảm số lượng và tan rã cũng dễ dàng nếu như Trưởng
chúng không khéo léo trong cư xử việc đạo.Đã có 01 BHN hoạt động rất
mạnh tại nội ô TPBT nhưng do hộ niệm ít thành tựu, điều động nhân sự gặp
khó khăn, thời gian hộ niệm hay thất thường (rất hay đột xuất) nên từ
từ BHN đó từ chối hộ niệm cho bá tánh, dần dần từ chối luôn hộ niệm cho
Phật tử, chỉ hộ niệm cho liên hữu trong ban rồi
đến ngưng hẳn hoạt động hộ niệm chuyển sang hoạt động khác?!
+
Việc trao cho BHN một tư cách gắn liền với chùa chiền mà BHN đó hoạt
động cũng gặp nhiều khó khăn thực hiện bởi lẽ nếu là BHN của riêng 01
chùa thì nhân sự phải đông mới đảm bảo nổi 01 ca hộ niệm, nhưng tình
hình hiện nay có một số BHN hình thành bên ngoài chùa không trực thuộc
chùa nào vì nguồn nhân sự trong BHN là từ các chùa, mỗi chùa một vài vị
gom lại thành 01 BHN , vì vậy BHN đó không thể trực thuộc chùa nào cả,
khi hữu sự thì Ban điều động lực lượng các chùa đến hỗ trợ.
+
Nói chung công tác hộ niệm hiện nay đa phần mang tính tự phát nhiều hơn
nhưng vẫn không thể phủ nhận vai trò thực tế của BHN trong đời sống tâm
linh của người Phật tử, không thể xóa bỏ được BHN và cũng không thể
không công nhận BHN
đây chẳng qua là một pháp tu trong kinh Phật nói, rồi chư tổ dạy và các Phật tử phát tâm đi làm.Nếu không được sự quan tâm của Thượng tọa trụ trì chùa Hoằng Pháp thì cũng chẳng biết ra sao, nhưng thiển nghĩ Giáo hội nên có hoạch định cụ thể giao cho Chùa Hoằng pháp là trung tâm tu học của pháp môn Tịnh độ ở Việt Nam đứng ra đại diện cho gần hơn 200 BHN toàn quốc chịu trách nhiệm trước Giáo hội về vấn đề này để tránh tình trạng trăm hoa đua nở mỗi nơi làm theo một kiểu, có nơi đúng chính pháp , nơi đã không đúng còn quá cực đoan cố chấp dẫn đến sự phân hóa trong hàng ngũ Tăng ni Phật tử làm mất đoàn kết trong tứ chúng gây hậu quả thật đáng tiếc.
đây chẳng qua là một pháp tu trong kinh Phật nói, rồi chư tổ dạy và các Phật tử phát tâm đi làm.Nếu không được sự quan tâm của Thượng tọa trụ trì chùa Hoằng Pháp thì cũng chẳng biết ra sao, nhưng thiển nghĩ Giáo hội nên có hoạch định cụ thể giao cho Chùa Hoằng pháp là trung tâm tu học của pháp môn Tịnh độ ở Việt Nam đứng ra đại diện cho gần hơn 200 BHN toàn quốc chịu trách nhiệm trước Giáo hội về vấn đề này để tránh tình trạng trăm hoa đua nở mỗi nơi làm theo một kiểu, có nơi đúng chính pháp , nơi đã không đúng còn quá cực đoan cố chấp dẫn đến sự phân hóa trong hàng ngũ Tăng ni Phật tử làm mất đoàn kết trong tứ chúng gây hậu quả thật đáng tiếc.
+
Cũng không phủ nhận rằng các BHN các tỉnh bạn có người rất cố chấp pháp
môn dẫn đến cực đoan từ đó sinh ra những sai lầm đáng tiếc như trường
hợp đến hiện cảnh trợ niệm yêu cầu gia đình hạ hình Phật Thích ca xuống,
thượng hình Phật Di đà lên và giải thích là Phật Thích ca chỉ độ sinh
chứ không độ tử, gây buồn cười cho người hiểu biết về giáo lý Phật pháp
hay trường hợp khác cực đoan hơn là ép buộc gia đình ký cam kết chỉ mời
BHN không được thỉnh chư tôn đức Tăng Ni lại còn hô hào là thỉnh được
BHN đến hộ niệm là đại phước chắc chắn được vãng sinh?!Đây là một tà
kiến sai lầm do BHN hiện nay chỉ
thông thạo kỹ năng trợ niệm mà không quan tâm đến việc học giáo lý Phật
pháp, các vị Trưởng chúng phó chúng có tinh thông Phật lý thì mới không
cố chấp pháp môn sự lý viên dung mới hoàn thành Phật sự.Chúng ta cần
phải xây dựng cõi Tịnh độ giửa nhân gian trước khi vãng sanh về miền Cực
Lạc đó mới là đúng với bản hoài của chư Phật hằng mong muốn ở chúng ta.
+
Thái độ tự mãn tự cao cũng là những chướng duyên rất hay gặp của các vị
trong BHN, sau khi hộ niệm được thành tựu một số ca thì dương dương tự
đắc phủ nhận vai trò của chư tôn đức tăng ni và các pháp môn như tụng
kinh trì chú…. thậm chí có những tranh cãi không đáng có trong các cuộc
hội nghị ban hộ niệm liên tỉnh mà bản thân chúng tôi đã từng được mời
tham dự ở Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long….Hội nghị thì nặng về báo cáo
thành tích, kể lễ dài dòng lê thê các trường hợp đi hộ niệm mà qua đó
chỉ là nêu cao thành tích cá nhân, có khi cãi nhau khi phát biểu chỉ vì
để bảo vệ quan điểm của mình, hoặc có vị ở Đà
Nẳng phát biểu là tụng kinh Pháp Hoa chẳng có phước báo chi hết chỉ cần
niệm Phật là đủ trước mặt chư tôn đức đang tham dự hội nghị, rồi lại
phải xin lỗi quý Thầy vì đã lỡ lời???
*Những kiến nghị đề xuất:
-
Chùa Hoằng Pháp cần chủ động hơn trong việc tập trung các BHN toàn quốc
, có quản lý danh sách các ban các tỉnh trực thuộc BHN toàn quốc, có
công văn báo cáo với Giáo hội tại địa phương để Giáo hội biết từ đó có
sự đồng thuận và thống nhất về mặt pháp nhân pháp lý.Đồng thời BHN toàn
quốc mà cụ thể là chùa Hoằng Pháp cũng đưa ra những điều lệ nội quy cơ
bản để BHN toàn quốc thực hiện, nếu BHN nào làm sai quy định dẫn đến sai
phạm nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của BHN toàn quốc thì
tùy theo mức độ sai phạm mà có biện pháp xử lý thỏa đáng, nếu vẫn không
khắc phục sửa chữa khi cần thiết BHN toàn quốc
có công văn gửi Giáo hội Phật giáo địa phương chấn chỉnh hoạt động của
BHN đó.
- Thật
ra đây chỉ là một pháp tu đã có sẳn từ lâu trong kinh điển, thành lập
BHN là chỉ để giúp đỡ trước hết cho những người tu của pháp môn Tịnh độ
sau nữa là giúp cho bá tánh nhân sinh biết quy hướng về giáo pháp Phật
đà vì thế cho nên Chùa Hoằng Pháp nên chủ động tham mưu tốt với GHPGVN
đề đạt thỉnh nguyện nguyện vọng của hơn 200 BHN toàn quốc làm sao đưa tổ
chức BHN vào quản lý cho có nề nếp tránh tình trạng hoạt động tự phát
tràn lan chưa kể một số nơi lai căng do ảnh hưởng
các yếu tố nước ngoài làm mất đi bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam vốn
dĩ đã
ăn sâu vào tiềm thức của quảng đại quần chúng nhân dân.Đành rằng chúng
ta cần hội nhập giao lưu học hỏi với các truyền thống văn hóa Phật giáo
các nước nhưng cũng không nên “bê nguyên xi” hoặc đem “râu ông nọ cắm cằm bà kia” vì yếu tố con người và phong tục tập quán từng nơi từng lúc có nhiều chổ khác nhau.
-
Các vị Trưởng phó ban hộ niệm phải được đào tạo thông qua các lớp giáo
lý cơ bản, thậm chí có khi phải có giấy chứng nhận giáo lý cơ bản hoặc
đã trải qua các kỳ thi giáo lý dành cho cư sĩ Phật tử ( như giáo hội đã tổ chức các năm qua)
hoặc đã trải qua khóa đào tạo Hoằng pháp viên của Giáo hội mới được làm
Trưởng phó ban hộ niệm, còn đang làm thì phải đi học bổ túc cho đầy đủ,
có như thế mới tránh được tình trạng BHN hoạt động riêng lẽ xa rời Giáo
hội chùa chiền từ chổ tự giác tự phát đi đến tự cô lập dẫn đến cực đoan
cố chấp thậm chí đi đến chống đối
lại.Khi các vị trong BHN đều là Hoằng pháp viên của Giáo hội thì công
tác hộ niệm lúc đó là công tác Tăng sai, do Giáo hội giao phó trách
nhiệm hoằng truyền pháp môn niệm Phật nói riêng và hoằng dương chính
pháp nói chung, lúc bấy giờ các vị cư sĩ trong BHN hoạt động
được danh chính ngôn thuận vì có chứng nhận là HOẰNG PHÁP VIÊN CỦA GIÁO
HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM.Đã là Hoằng pháp viên do Giáo hội đào tạo thì
chắc chắc có hiểu biết Phật pháp, xa rời được chấp ngã, chấp pháp, biết
tôn kính chư tôn đức Tăng Ni, tích cực truyền bá Phật pháp đến mọi nơi
mọi người mọi nhà ,là cánh tay đắc lực của quý thầy hỗ trợ cho Giáo hội
rất nhiều trong các Phật sự.Đồng thời Giáo
hội cũng quản lý được BHN an tâm hơn vì không còn những tình trạng cố
chấp cực đoan, tà kiến…. dư luận cũng giảm bớt phần nào dị nghị về tư
cách của BHN vì đã được Giáo hội công nhận đưa vào quản lý, kể cả các
BHN tự phát bên ngoài, nếu được đãi ngộ, mời gọi thì chắc chắc các Phật
tử đó cũng không dại gì mà từ chối một tư cách pháp nhân cho mình.Hơn
200 BHN toàn quốc được công nhận là các Hoằng Pháp viên của Giáo hội sẽ
là 200 và thậm chí 2000 rồi 20.000 , 200.000 cư sĩ Phật tử sẽ len lõi
vào tận các ngõ ngách của cuộc đời để đưa ánh sáng Phật pháp đến khắp
mọi nơi, mọi người , mọi nhà , thì đó hẳn là một đại Phật sự không thể
nghĩ bàn chẳng những góp phần làm cho đạo Phật lớn mạnh trong nhân dân
mà còn tận
dụng được một nguồn nhân lực to lớn là các vị cư sĩ Phật tử phát bồ đề
tâm hành Bồ tát đạo góp sức chung tay cùng chư tôn đức Tăng ni làm cho
ngôi nhà GHPGVN ngày càng vững mạnh và phát triển.
Thật
mong lắm thay! Cuối lời chúng con kính nguyện hồng ân Tam bảo gia hộ
cho những lời thỉnh nguyện chính đáng của hơn 200 BHN chúng con được
thành tựu viên mãn.Cầu nguyện chư Phật gia hộ cho Thượng tọa trụ trì
chùa Hoằng Pháp được pháp thể khinh an tuệ đăng thường chiếu mãi là cội
gốc bồ đề che mát cho hơn 200 BHN toàn quốc và hàng vạn Phật tử
cả nước quay về nương tựa.Kính mong những đề đạt của chúng con được
phép trình bày trước Đại hội Ban hộ niệm toàn quốc sẽ diễn ra tại chùa
Hoằng pháp sắp tới.
Bảng thống kê kết quả hộ niệm
Bảng thống kê kết quả hộ niệm
Năm
|
Số lượt đi hộ niệm
|
Số người có triệu chứng tốt
|
Số người có triệu chứng được vãng sanh
|
Ghi chú
|
2008
|
72
|
16
|
6
|
|
2009
|
191
|
82
|
13
|
|
2010
|
200
|
50
|
11
|
|
2011
|
250
|
75
|
14
|
|
Tổng cộng
|
713 lượt
|
223 người
|
44 người
|
Xin trân trọng kính chào.
TM.Ban Hộ Niệm Liên Hoa Thành phố Bến Tre
Trưởng ban
( đã ký )
CƯ SĨ HUỆ NHÂN
BAN HỘ NIỆM CHÙA VẠN ĐỨC ĐÃ THAY ĐỔI NHIỀU NĂM NAY, XIN BAN QUẢN TRỊ TRANG WEB ĐIỀU CHỈNH, ĐỂ MỌI NGƯỜI DỄ LIÊN LẠC KHI CẦN.
Trả lờiXóaTÊN TRƯỞNG BAN MỚI LÀ CÔ THANH TIÊN, SỐ ĐIỆN THOẠI: 0985948324, ĐỊA CHỈ CHÙA VẠN ĐỨC: 23/4 ĐƯỜNG TÔ NGỌC VÂN, PHƯỜNG TAM PHÚ, QUẬN THỦ ĐỨC, TP HỒ CHÍ MINH.
A DI ĐÀ PHẬT, XIN CẢM ƠN BAN QUẢN TRỊ TRANG WEB.