PHÁP HỘI ĐẠO TRÀNG TỊNH ĐỘ LIÊN HOA
PL 2554 – DL 2010
Thành phố Bến Tre, ngày 16 tháng 6 năm 2010
QUY ĐỊNH
v/v nhận hộ niệm lâm chung và làm pháp sự kỳ an, kỳ siêu cúng tuần thất , tang lễ và cúng trai đàn
I.HỘ NIỆM LÂM CHUNG:liên hệ với Ban hộ niệm đạo tràng
- Căn cứ theo Nội quy của Ban hộ niệm toàn quốc quy định về các trường hợp nhận hộ niệm từ khi hấp hối, lâm chung cho đến 8 tiếng như sau:
1.Đối tượng hộ niệm lâm chung là liên hữu trong BHN, đồng đạo cùng tu trong đạo tràng, hoặc là liên hữu đồng tu pháp môn Tịnh độ.
2. Đối tượng hộ niệm lâm chung là thân bằng quyến thuộc của liên hữu trong BHN, thân bằng quyến thuộc của đồng đạo trong đạo tràng, hoặc là thân bằng quyến thuộc của đồng tu pháp môn niệm Phật.Nhưng thân bằng quyến thuộc được hộ niệm phải có tin tưởng pháp môn niệm Phật.
3. Đối tượng hộ niệm lâm chung là người chưa quy y Tam Bảo , chưa biết Phật pháp nhưng phải còn tỉnh táo để nghe và tin nhận được những lời khai thị
- Hộ niệm lâm chung đối với các trường hợp sau đây, vì rất khó có cơ hội vãng sanh nên phải biết cách hóa giải oan gia trái chủ và biệt nghiệp tiền khiên:
1.Người bệnh nặng đã lâu, thần trí hôn mê.
2.Người mất vì tai nạn , đột tử, tự tử
3.Người đã mất ở bệnh viện
4.Gia đình không thật tâm tin tưởng
II.PHÁP SỰ KỲ AN ( = AN VỊ): liên hệ với Ban nghi lễ đạo tràng
1.Đối tượng kỳ an là liên hữu trong BHN, đồng đạo cùng tu trong đạo tràng, hoặc là liên hữu đồng tu pháp môn Tịnh độ.
2. Đối tượng kỳ an là thân bằng quyến thuộc của liên hữu trong BHN, thân bằng quyến thuộc của đồng đạo trong đạo tràng, hoặc là thân bằng quyến thuộc của đồng tu pháp môn niệm Phật.Nhưng thân bằng quyến thuộc phải có tin tưởng Phật pháp , chịu phát tâm quy y, sám hối, lạy Phật, niệm Phật ,gia đình thật tâm làm pháp sự như phóng sanh, pháp thí ấn tống, ăn chay, tụng kinh…..
3. Đối tượng kỳ an là người chưa quy y Tam Bảo , chưa biết Phật pháp nhưng phải còn tỉnh táo để nghe và tin nhận Phật pháp, chịu phát tâm quy y, sám hối, lạy Phật, niệm Phật, gia đình phải thật tâm làm pháp sự như phóng sanh, pháp thí ấn tống, ăn chay, tụng kinh…..
4.Không làm pháp sự kỳ an cho các trường hợp sau đây:
- gia đình không thật tâm tin tưởng Phật pháp, không làm pháp sự kỳ an
- người bệnh không tin tưởng Phật pháp, không làm pháp sự kỳ an
- người bệnh nặng đã hôn mê , không làm pháp sự kỳ an
- người bệnh nặng chưa hôn mê nhưng không có cơ hội chữa lành thì phải chuyển qua hộ niệm, niệm Phật và khai thị, không làm pháp sự kỳ an.
- gia đình có tâm lợi dụng BHN kỳ an nhưng thật chất là muốn cho BN mau chết
III.PHÁP SỰ KỲ SIÊU: gồm có kỳ siêu, cúng thất ,tang lễ, và trai đàn
1.Các trường hợp kỳ siêu: liên hệ với Ban hộ niệm và nghi lễ đạo tràng - Kỳ siêu ông bà cha mẹ cữu huyền thất tổ nhân ngày kỵ nhật, hoặc rước linh khỏi nơi tử nạn……..
2.Các trường hợp cúng tuần thất: liên hệ với Ban hộ niệm và nghi lễ đạo tràng
- Đối tượng được cúng tuần thất là liên hữu trong BHN, đồng đạo cùng tu trong đạo tràng, hoặc là liên hữu đồng tu pháp môn Tịnh độ.
- Đối tượng được cúng tuần thất là thân bằng quyến thuộc của liên hữu trong BHN, thân bằng quyến thuộc của đồng đạo trong đạo tràng, hoặc là thân bằng quyến thuộc của đồng tu pháp môn Tịnh độ.
- Trường hợp đặc biệt đối tượng được cúng tuần thất là người chưa quy y Tam Bảo , chưa biết Phật pháp nhưng gia đình phải thành tâm tin tưởng Phật pháp , đồng ý làm lễ quy y cho vong linh, và làm pháp sự kỳ siêu như niệm Phật , lạy Phật, tụng kinh, sám hối, ăn chay, phóng sinh, bố thí và có người trong gia đình chịu phát tâm quy y
3.Các trường hợp tang lễ: liên hệ với Ban hộ niệm và nghi lễ đạo tràng - Ban Hộ Niệm có trách nhiệm chu toàn việc hậu sự tang lễ cho tất cả thành viên BHN, và đồng đạo cùng tu trong đạo tràng niệm Phật từ khi hộ niệm 8 tiếng lúc lâm chung cho đến trong thời gian tổ chức tang lễ theo nghi thức tổ chức tang lễ dành cho liên hữu chuyên tu pháp môn Tịnh độ đồng thời có trách nhiệm lo việc làm pháp sự kỳ siêu trong vòng 49 ngày.Nhưng các liên hữu đồng tu phải có di chúc hoặc di ngôn với gia đình phó thác tất cả cho BHN để việc hộ niệm vãng sanh không bị cản trở và việc tang được thực hiện đúng theo chánh pháp trang nghiêm, trọng thể.
- Đối với thân bằng quyến thuộc của liên hữu trong BHN, đồng đạo cùng tu trong đạo tràng, hoặc là liên hữu đồng tu pháp môn Tịnh độ muốn được BHN lo việc tang đúng theo tinh thần chánh pháp thì gia đình phải cam kết chấp hành các quy định sau đây:
1. Cam kết phó thác việc tang cho BHN sắp xếp
2. Cam kết không sát sanh trong thời gian hộ niệm, tổ chức tang lễ và trong 49 ngày.
3. Cam kết cúng kiến vật phẩm chay tịnh
4. Cam kết không đãi đằng ăn nhậu, rình rang
5. Cam kết không tự ý mời các thành phần khác đến làm pháp sự mà không thông qua BHN.( BHN sẽ đáp ứng yêu cầu mời thỉnh chư tôn đức tăng ni)
- Đối với người ngoài đạo có nhu cầu muốn được BHN giúp đỡ việc tang thì cũng phải cam kết chấp hành các quy định trên.
4.Trai đàn bạt độ: liên hệ với Ban hộ niệm và nghi lễ đạo tràng - Đây là một pháp sự đặc biệt có thể tổ chức trong thời gian diễn ra tang lễ hoặc trong vòng 49 ngày, hoặc đối với các vong linh quá vãng đã lâu.nếu gia đình có nhu cầu thì liên hệ với Ban hộ niệm và Nghi lễ của đạo tràng để làm pháp sự.
- Tất cả các trường hợp hộ niệm lâm chung, pháp sự kỳ an, kỳ siêu, cúng tuần thất tang lễ và trai đàn đều phải trực tiếp đến mời thỉnh Trưởng ban, Phó ban hộ niệm, hoặc Trưởng ban, Phó ban nghi lễ hay liên hệ qua điện thoại ( trong trường hợp cấp bách).
- Mọi vấn đề không có nêu ra trong quy định này đều phải thỉnh thị ý kiến của Trưởng chúng đạo tràng.
Trưởng chúng đạo tràng
cư sĩ Huệ Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Vì những lý do khách quan nên bài đăng của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi xuất bản. Chúng tôi thành thật cáo lỗi vì sự bất tiện này. Kính mong quý vị hoan hỷ cho
Thay mặt Ban điều hành đạo tràng
Trưởng chúng
Cư sĩ Huệ Nhân